Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Mẹ bầu mang thai 3 tháng giữa nếu xuất hiện 3 dấu hiệu sau khi ngủ cần đi kiểm tra ngay, điều này có thể chứng tỏ thai nhi đang gặp vấn đề sức khỏe
Ngày cập nhật:  12/08/2022 14:27:23
Giai đoạn mang thái 3 tháng giữa cơ thể mẹ có nhiều thay đổi. Nếu như gặp phải 3 dấu hiệu sau khi ngủ mẹ cần đi khám ngay sức khỏe thai nhi.

 

 

Trong giai đoạn mang thai 3 tháng giữa, 3 tháng giữa thai kỳ sẽ kéo dài từ tuần 13 đến 38, giai đoạn này cơ thể mẹ bầu sẽ gặp nhiều sự thay đổi. Đặc biệt, mẹ có thể cảm nhận rõ rệt sự tồn tại của thai nhi trong bụng bằng những chiếc đạp yêu. Lúc này, những triệu chứng như ốm nghén ở giai đoạn đầu mang thai cũng dần biết mất. Tuy nhiên, mẹ sẽ phải đối diện với hàng loạt các vấn đề khác như đau bụng dưới, đau lưng, chảy máu nưới răng, bầu ngực to ra, nghẹt mũi, chóng mặt, giảm tần suất đi tiểu, lông, tóc phát triển nhanh, ợ chua, táo bón, trĩ, chuột rút chân, sự thay đổi về da, giãn tĩnh mạch, nhiễm trùng đường tiết niệu, tăng cân…
 

 

 

Mẹ bầu mang thai 3 tháng giữa có đang gặp phải 3 dấu hiệu sau khi ngủ không?
 

1. Cơ thể bị ngứa
 

me bau mang thai 3 thang giua


Một trong những dấu hiệu sức khỏe thai nhi đang gặp vấn đề đó chính là mẹ bầu cảm thấy bị ngứa khi ngủ. Nếu tần số cơ thể bị ngứa hay khó chịu vào ban đêm có thể mẹ đang gặp phải tình trạng ứ mật trong gan khi mang thai. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng này không quá nghiêm trọng mẹ cũng đừng lo vì thai nhi có thể sẽ không bị ảnh hưởng nhiều. Thế nhưng, mẹ bầu cần chú ý đến việc điều hòa hàng ngày và không tự tiện sử dụng các loại thuốc không có sự chỉ định của bác sĩ.
 

Tình trạng này chỉ nguy hiểm khi mẹ ngứa ngáy đến mức khó chịu thì mới ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Nếu gặp phải tình trạng như vậy, mẹ nên chủ động đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng cách.
 

2. Chuột rút ở chân
 

me bau mang thai 3 thang giua

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chuột rút ở chân khi mang thai, đặc biệt là vào ban đêm. Cũng có thể là do cân nặng của mẹ thay đổi đột ngột khi vào giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ hay do mẹ vận động quá nhiều trong ngày. Thế nhưng, nếu những nguyên nhân trên không phải lý do khiến mẹ bị chuột rút ở chân buổi đem thì có thể do mẹ bầu đang thiếu canxi trong thai kỳ. Điều này không những ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của xương mà còn khiến thai nhi gặp vấn đề về sức khỏe.
 

Trong giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ, mẹ bầu đã bắt đầu phải chú tâm hơn để sức khỏe để thai nhi được phát triển một cách bình thường và khỏe mạnh. Lúc này, xương của thai nhi phát triển rất nhanh chóng nên chúng sẽ hấp thụ một lượng lớn canxi từ cơ thể mẹ. Nếu mẹ bị thiếu hụt canxi sẽ dẫn đến tình trạng thai nhi bị thiếu canxi.
 

3. Mẹ bầu mang thai 3 tháng giữa: Khó ngủ vào ban đêm
 

me bau mang thai 3 thang giua


Khi mang thai, mẹ bầu khó ngủ là chuyện rất bình thường, vì lúc này cơ thể mẹ bầu trở nên nặng nề hơn so với giai đoạn 3 tháng đầu. Vì vậy mẹ bầu rất khó để lựa chọn được một tư thế ngủ thoải mái, từ đó dẫn đến tình trạng khó ngủ vào ban đêm.
 

Thế nhưng, nếu mẹ bầu khó ngủ vào ban đêm và kèm theo một số triệu chứng khác như tim đập nhanh, cảm xúc thay đổi bất thường và dễ bực tức có thể là dấu hiệu sức khỏe thai nhi đang gặp vấn đề. Gặp phải tình trạng này tuyệt đối mẹ bầu đừng nên bỏ qua và phải lập tức đi khám ngay.

Bau.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
10 thói quen xấu của bà bầu gây hại cho thai nhi, hầu hết mẹ nào cũng làm
4 câu hỏi không thể bỏ qua trong những tháng cuối thai kỳ
Khi mang thai mẹ bầu thường có những thay đổi tâm lý như thế nào?
Mẹ bầu gần sinh nên ăn gì để dễ sinh thường hơn?
Lí giải tình trạng bị ngứa khi mang thai – nỗi lo chung của các mẹ bầu
Điểm danh những việc mẹ phải làm để con thông tinh “từ trong trứng”
Tháng đầu mang thai và những điều bà bầu cần lưu ý
Bà bầu tăng bao nhiêu cân là hợp lý? Cách đo và tính chỉ số BMI chuẩn theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia
Vai trò của DHA cho bà bầu và những điều mẹ cần biết!
Tổng hợp những cách trị táo bón cho bà bầu không cần dùng thuốc
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email