Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
4 câu hỏi không thể bỏ qua trong những tháng cuối thai kỳ
Ngày cập nhật:  26/06/2022 09:44:43
Đây là 4 câu hỏi rất quan trọng, mẹ bầu đừng quên hỏi bác sĩ nhé!
 
 

 

 

Trong tam cá nguyệt thứ 3, mẹ bầu thường cảm thấy lo lắng và bồn chồn nhiều hơn. Họ sợ em bé trong bụng có vấn đề nên tần suất ghé tới các phòng khám sản khoa cũng nhiều hơn. Đặc biệt, có 4 vấn đề dưới đây nhất định mẹ bầu đừng quên hỏi bác sĩ.


4 câu hỏi mẹ bầu cần hỏi bác sĩ vào tháng cuối của thai kỳ

1. Thai nhi đã vào vị trí chính xác chưa, có thể sinh thường được không?

Vào thời điểm này, việc kiểm tra vị trí thai nhi trong tử cung rất quan trọng. Khi thai nhi được 7 tháng, bác sĩ sẽ siêu âm để biết em bé đã vào đúng vị trí chưa. Vì nếu em bé không vào vị trí thích hợp trong những tháng cuối, điều đó không có lợi cho việc chuyển dạ.
 

Việc siêu âm, kiểm tra kịp thời, phát hiện sớm các vấn đề bất thường vào tuần thứ 30 – 32 có thể giúp bác sĩ đưa những phương pháp thích hợp để điều chỉnh ngôi thai của em bé.
 

Bên cạnh đó, trong trường hợp nếu phát hiện ngôi thai không thuận trước ngày dự sinh, mẹ bầu cần hỏi bác sĩ xem liệu có thể sinh thường hay không.
 

2. Độ trưởng thành của nhau thai có đang diễn ra bình thường không?

Tùy theo cơ địa của mỗi mẹ bầu mà sự trưởng thành của nhau thai sẽ khác nhau, nó được chia thành 4 cấp: Cấp 0 là nhau thai chưa trưởng thành (12 – 28 tuần tuổi), cấp 1 là nhau thai đang trong giai đoạn trưởng thành (30 – 32 tuần tuổi), cấp 2 là nhau thai đã trưởng thành (sau 36 tuần tuổi), cấp 3 là nhau thai bị lão hóa, do vôi hóa (vượt quá ngày dự sinh).
 

 

 

4 câu hỏi nhất định mẹ bầu cần hỏi bác sĩ trong những tháng cuối của thai kỳ - Ảnh 2.

 

 

 

Khi khám thai, bác sĩ sẽ quan sát sự trưởng thành của nhau thai, khi ở cấp độ 2 có nghĩa em bé đang háo hức chào đời. Nếu nhau thai rơi vào cấp độ 3, chức năng oxy trong máu của nhau thai đã bắt đầu suy yếu dần, em bé có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào.
 

Do đó, nếu bác sĩ nhận định độ trưởng thành của nhau thai cấp 3 mà cơ thể mẹ bầu chưa có tín hiệu sinh nở thì cần phải sinh mổ, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và nghiêm trọng dẫn đến tình trạng thiếu oxy. Vì vậy, việc mẹ bầu cần biết quá trình trưởng thành của nhau thai rất quan trọng.
 

3. Nước ối có bình thường không?

Nước ối bất thường chẳng hạn như bị đục, thiểu ối, đa ối… Dù là trường hợp này đi chăng nữa, nếu ít thì có thể điều chỉnh kịp thời, bổ sung lượng nước theo lời khuyên của bác sĩ là có thể cải thiện được những vấn đề này.
 

Tuy nhiên, nếu nước ối quá đục, rất có thể nó bị nhiễm khuẩn, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của thai nhi. Bác sĩ có thể can thiệp để em bé chào đời sớm nhằm bảo vệ tính mạng cho em bé.
 

 

 

4 câu hỏi nhất định mẹ bầu cần hỏi bác sĩ trong những tháng cuối của thai kỳ - Ảnh 3.

 

 

 

4. Lần khám thai tiếp theo là khi nào?

Trong 3 tháng cuối thai kỳ, đặc biệt là tháng cuối cùng, số lần đi khám sức khỏe tổng quát của mẹ bầu sẽ ngày càng nhiều hơn. Về cơ bản thì cần kiểm tra 1 lần/tuần, thực chất khám ở bệnh viện là để biết được sự phát triển của thai nhi, kịp thời phát hiện các vấn đề bất thường để có hướng giải quyết bảo vệ sự an toàn của cả mẹ lẫn con.
 

Vì thế, mẹ bầu nên chú ý mỗi lần khám sản khoa lúc này, cần hỏi bác sĩ thời điểm khám tiếp theo để không bỏ lỡ.
 

Trong thời điểm này, mẹ bầu cũng cần chú ý tới tư thế thai nhi, để ý kỹ hơn tới sự thay đổi của cơ thể. Bất kỳ sự thay đổi bất thường nào cũng có thể ảnh hưởng tới sự phát triển và tính mạng của em bé.

 

https://phunuvietnam.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Khi mang thai mẹ bầu thường có những thay đổi tâm lý như thế nào?
Mẹ bầu gần sinh nên ăn gì để dễ sinh thường hơn?
Lí giải tình trạng bị ngứa khi mang thai – nỗi lo chung của các mẹ bầu
Điểm danh những việc mẹ phải làm để con thông tinh “từ trong trứng”
Tháng đầu mang thai và những điều bà bầu cần lưu ý
Bà bầu tăng bao nhiêu cân là hợp lý? Cách đo và tính chỉ số BMI chuẩn theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia
Vai trò của DHA cho bà bầu và những điều mẹ cần biết!
Tổng hợp những cách trị táo bón cho bà bầu không cần dùng thuốc
Nguyên nhân thai phụ sút cân trong 3 tháng đầu mang thai
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nên kiêng những gì?
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email