Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Bồi bổ sức khỏe trước khi mang thai
Ngày cập nhật:  10/05/2012 18:15:47
Bạn đã thực sự sẵn sàng để có một baby chưa? Bạn đã bồi bổ, chăm sóc cơ thể đúng cách trước khi mang thai? Mời các bạn tham khảo những lời khuyên hữu ích dưới đây nhé!


Để em bé ra đời được khỏe mạnh và phát triển thông minh nhất, chị em cần chuẩn bị cho mình sức khỏe, tâm lý đảm bảo, ổn định. Sức khỏe người mẹ trước và trong suốt thời gian mang thai không chỉ ảnh hưởng đến khả năng thụ thai mà còn tác động trực tiếp đến em bé trong tương lai.

Vậy chị em cần chăm sóc cơ thể thế nào trước khi mang bầu?

Chế độ ăn khoa học

Để tối ưu hóa khả năng thụ thai và sinh sản của mình, chị em nên ăn nhiều tinh bột chậm tiêu hóa như ngũ cốc nguyên hạt và rau. Những loại hạt và đậu cũng rất tốt cho sức khỏe phụ nữ trong thời gian này. Chị em cũng cố gắng hạn chế những loại chất béo bão hòa, thực phẩm nóng và các loại thực phẩm chiên nhiều dầu mỡ.

Kiểm soát cân nặng

Phụ nữ quá ít hoặc quá nhiều cân nặng đều ảnh hưởng không tốt đến khả năng thụ thai và mang bầu sau này. Duy trì một trọng lượng cân nặng chuẩn sẽ không chỉ khuyến khích bạn có một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, dễ dàng thụ thai và giúp thai kỳ của bạn hoàn hảo hơn.


 



Theo lời khuyên của các chuyên gia, bạn nên có một chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục đều đặn để duy trì cân nặng chuẩn. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để  có một chế độ ăn khoa học nhất.

Vận động mỗi ngày

Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày sẽ giúp làm giảm nguy cơ bị vô sinh. Tập thể dục đều đặn còn giúp tăng sức đề kháng trong cơ thế và làm cho đời sống chăn gối hạnh phúc hơn. Dù vậy, chị em cũng nên chú ý không được tập luyện quá sức mình và nên cẩn trọng với những môn thể thao vận động mạnh.

Đừng quên khám răng miệng

Bạn có thể nghĩ rằng thật vô lý khi sức khỏe sinh sản lại liên quan đến bệnh răng miệng nhưng  điều này là hoàn toàn đúng. Trong  thời gian chuẩn bị mang thai và mang bầu, bạn nên chú ý vệ sinh răng miệng cẩn thận, khám răng thường xuyên và đừng quên thay bàn chải đánh răng định kỳ.

Bổ sung axit folic

Bạn nên nhớ rằng không bao giờ là sớm để bổ sung axit folic vào cơ thể đặc biệt là với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Phụ nữ trước và trong khi mang thai cần bổ sung đủ 400 - 600 microgram mỗi ngày để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh nhất. Axit folic sẽ giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Đậu phộng, đậu, rau bina, măng tây là nguồn thực phẩm dồi dào axit folic. Nam giới bổ sung axit folic cũng giúp sản sinh ra tinh trùng khỏe mạnh hơn.

Ăn kem, sữa chua

 



Kem, sữa chua nguyên chất có thể làm tăng cơ hội thụ thai cho bạn đấy! Vì vậy, chị em đừng quên bổ sung đồ ăn này vào chế độ ăn uống hàng ngày.

Giảm căng thẳng

Rất nhiều nghiên cứu khoa học gần đây đã chứng minh rằng căng thẳng trong thời gian cố gắng thụ thai và mang thai sẽ ảnh hưởng xấu đến em bé trong tương lai. Nếu bạn căng thẳng và lo lắng quá mức sẽ làm chu kỳ kinh nguyệt bị đảo lộn và ngăn chặn quá trình trứng rụng. Vì vậy, tốt hơn hết là trong thời gian này bạn nên cố gắng tạo tâm lý thoải mái, tập thể dục đều đặn, massage thường xuyên và làm những điều mình thích nhất.
 

eva.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Giảm đau vùng thắt lưng đến hai chân cho thai phụ
Bạn sắp sinh đôi?
Chị em tuổi gì không nên sinh em bé trong năm Nhâm Thìn?
Những lời khuyên luôn đúng
Những lợi ích của việc bầu bí
Chửa ngoài dạ con - Một tai biến nguy hiểm
Đẻ tự nhiên luôn tốt cho mẹ và bé
Các liệu pháp điều trị ung thư không làm tăng thêm nguy cơ sinh con dị tật
Giữ gìn "bộ máy vàng"
Kiểm tra sức khoẻ trước khi thụ thai
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  08/01/2025- 7 câu hỏi thường gặp về hội chứng HELLP
  08/01/2025- Nguyên nhân gây ra tình trạng bà bầu chuyển dạ kéo dài
  30/12/2024- Hội chứng ngừng thở khi ngủ trong thai kỳ, mẹ bầu nên biết
  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
Xem tất cả
Liên kết email