Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Mẹ bầu nhớ tránh các lỗi tắm rửa sau đây để an toàn cho em bé
Ngày cập nhật:  25/05/2020 08:21:01
Trong thời gian mang thai, ngay cả việc tắm rửa của mẹ cũng có tác động đến em bé trong bụng.


Khi mang bầu, mẹ luôn nhận được lời khuyên cần cẩn trọng trong việc ăn uống, đi lại để đảm bảo an toàn cho con. Vậy nhưng không ít mẹ chưa biết rằng ngay cả việc tắm rửa hàng ngày của mẹ cũng có tác động không nhỏ đến em bé trong bụng. Vì vậy, để giảm đến mức thấp nhận nguy cơ thai nhi xảy ra vấn đề, mẹ bầu lưu ý tránh 4 lỗi dưới đây khi tắm rửa.

1. Lười tắm rửa

Trong thời gian mang thai, sẽ có thời điểm mẹ cảm thấy mệt mỏi không muốn tắm rửa, vệ sinh cá nhân. Hay có mẹ có suy nghĩ rằng mình ở nhà cả ngày không ra ngoài, không tiếp xúc với khói bụi thì có thể không cần tắm rửa thường xuyên. Tuy nhiên, việc này hoàn toàn sai lầm. "Phần phụ" trong thời gian mang thai thường xuyên tiết ra dịch nhầy, mẹ không tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm và ảnh hưởng đến cả bé.

 Mẹ bầu nên tắm rửa, vệ sinh cá nhân sạch sẽ để tránh nguy cơ viêm nhiễm, ảnh hưởng đến bé.




2. Tắm nước quá nóng

Đã từng có rất nhiều nghiên cứu khẳng định mẹ bầu tắm nước quá nóng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của em bé. Nếu nhiệt độ cơ thể mẹ bất ngờ cao hơn bình thường 1,5 độ C sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và nếu nhiệt độ cơ thể tăng lên hơn 3 độ C còn gây ra rắc rối trong việc phát triển thần kinh thậm chí gây chấn thương não, chậm phát triển trí não và khiến thai nhi dị tật.

Vì vậy khi tắm, mẹ chỉ nên điều chỉnh nhiệt độ ở mức 35 - 39 độ C là phù hợp.

Mức nhiệt độ nước tắm phù hợp cho bà bầu là 35 - 39 độ C.



3. Tắm quá lâu

Thời gian tắm cũng nên được các mẹ bầu cân nhắc và không được tắm quá lâu. Thông thường, không gian phòng tắm khép kín, kém thông thoáng nên nếu mẹ ở trong phòng tắm thời gian dài, trong không gian nhỏ sẽ dễ bị chóng mặt, khó thở. Việc tắm lâu cũng dễ khiến giãn mao mạch, khiến máu lên não chậm hơn.

Không chỉ ảnh hưởng đến mẹ, việc ở trong phòng tắm kín một thời gian dài sẽ gây trở ngại cho việc cung cấp oxy đến thai nhi, khiến nhịp tim thai nhi đập nhanh, tắc nghẽn và ảnh hưởng đến sự phát triển về thần kinh của em bé. Vì vậy mẹ bầu nên kiểm soát thời gian tắm chỉ từ 10 - 15 phút là đủ.

Mẹ không nên tắm quá lâu, đặc biệt là khi ngâm bồn.


4. Tắm vào sáng sớm hoặc tối muộn

Trong thời gian mang thai, cơ thể phụ nữ trở nên rất nhạy cảm. Chính vì vậy, mẹ bầu không nên tắm vào lúc sáng sớm và tối muộn bởi điều này có thể gây hại cho cả mẹ và em bé do sự thay đổi nhiệt độ.
Mẹ bầu nên chọn thời điểm thích hợp trong ngày khi cơ thể đã sẵn sàng để tắm. Buổi trưa hoặc cuối giờ chiều là tốt nhất cho sức khỏe.
Thời gain mang bầu cơ thể mẹ rất nhạy cảm và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của em bé. Vậy nên, dù chỉ là một thói quen nhỏ hàng ngay như tắm rửa, vệ sinh cơ thể thì mẹ cũng nên thay đổi để đảm bảo con yêu được mạnh khỏe, bình an suốt thai kỳ 9 tháng 10 ngày nhé.


bau.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
6 quan niệm sai lầm khi mang thai nhưng nhiều mẹ bầu vẫn "tin sái cổ"
Nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai
Thai nhi 3 tháng cuối có 5 nỗi sợ, mẹ bầu lưu ý để tránh sinh non
Mẹ bầu dư đạm - Những dấu hiệu nguy hiểm mẹ nên thận trọng trong thai kỳ
Sốt khi mang thai, những điều cần biết?
Bầu mấy tuần thì nghén? Cẩm nang về ốm nghén cho mẹ bầu
Điều "tế nhị" mọi bà bầu đều rất muốn hỏi bác sĩ nhưng ai cũng ngại nói ra
Mẹ bầu mất ngủ khi mang thai có nên uống thuốc ngủ để cải thiện tình hình?
Những dấu hiệu em bé trong bụng đang 'kêu cứu', mẹ cần nhanh chóng đến bệnh viện kịp thời
Nghe tim thai - Phương pháp giúp mẹ biết vị trí của em bé trong bụng
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email