Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
“Tất tần tật” về sinh con lần thứ 2 mẹ nên biết để chuẩn bị tâm lý
Ngày cập nhật:  20/11/2021 09:45:28
Hành trình mang thai và sinh con lần thứ 2 có nhiều khác lạ so với lần đầu tiên. Do đó, mẹ cần chuẩn bị tâm lý để không bị ngỡ ngàng về sự thay đổi này.

 

1. Tiêm phòng khi sinh con lần thứ 2

Trước khi mang thai lần đầu tiên, bạn đã tiêm phòng gần như đầy đủ nên cơ thể đã được bảo vệ trong lần mang thai thứ 2. Nếu mẹ đã tiêm đủ 5 mũi uốn ván trước thai kỳ thì không cần phải tiêm lại, nếu chưa đủ thì tiêm thêm 1 mũi vào 3 tháng giữa thai kỳ. Nhưng nếu đã tiêm đủ 5 mũi nhưng mũi cuối cùng cách thời điểm mang thai trên 10 năm thì cũng cần tiêm nhắc lại. Trong trường hợp, đã tiêm đủ 3-4 mũi từ trước nhưng lần cuối tiêm đã trên 1 năm thì vẫn nên tiêm nhắc lại thêm 1 mũi để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh.

sinh con lan thu hai


Đối với các mũi tiêm phòng như sởi, thủy đậu, rubella…nếu mẹ chưa tiêm ở lần mang thai đầu tiên thì nên tiêm phòng trước khi mang thai lần 2 tối tiểu 3 tháng để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Đối với các mũi bệnh cúm, mẹ nên tiêm trước khi mang thai lần 2 tối thiểu 1 tháng để phòng ngừa trong thai kỳ.

2. Sinh con lần thứ 2 cảm giác mệt mỏi và đau nhức nhiều hơn

Mang thai lần thứ 2 mẹ nên chuẩn bị sẵn tinh thần, vì có thể sẽ mệt mỏi hơn lần đầu tiên. Lúc này mẹ sẽ không còn nhiều thời gian để chăm sóc cho bản thân nữa mà phải vừa chăm lo cho con đầu vừa phải lưu ý chăm sóc thai kỳ. Nếu như mang thai lần đầu, tuy có nhiều thay đổi nhưng mẹ sẽ có nhiều thời gian để lướt web, đọc sách… tiếp thu kiến thức về nuôi dạy trẻ. Thì khi sinh con lần thứ 2, mẹ hầu như không còn các “đặc quyền” đó nữa.

sinh con lan thu hai

3. Sinh mổ lần 2 đau hơn lần 1

Sinh mổ lần 2 đau hơn lần 1 được lý giải bởi 2 yếu tố dưới đây:

  • Đau tại vị trí vết mổ: lúc này vết mổ mới chồng lên vết mổ cũ, có khi vết mổ cũ chưa lành hoàn toàn nên thời gian lành vết mổ cũng sẽ lâu hơn khiến mẹ cảm thấy đau hơn

  • Đau vì cơn co tử cung: do tử cung phải co lại sau khi bị giãn trong quá trình mang thai, tuy nhiên tử cung của phụ nữ sinh con lần 2 sẽ chậm co lại hơn lần 1 do mức độ đàn hồi kém đi. Quá trình này cũng diễn ra không thuận lợi như lần thứ nhất nên sẽ khiến mẹ bầu đau đớn hơn.

sinh con lan thu 2

Nếu sinh con cả 2 lần đều bằng phương pháp sinh mổ, mẹ nên vệ sinh vết mổ đúng cách, ăn thức ăn giàu sắt, hạn chế ăn các thực phẩm khiến vết sẹo lâu lành như thịt gà. Đồng thời các mẹ nên hạn chế vận động mạnh, chạy, bơi lội, thể dục thể thao quá mức… chườm bụng bằng nước ấm hay túi chườm chuyên dụng sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

4. Khoảng cách giữa 2 lần sinh mổ

Theo bác sĩ sản khoa khuyến cáo, ít nhất sau 2 năm mổ lần thứ nhất mẹ mới nên tiếp tục mang thai và sinh con thứ 2. Đây là khoảng thời gian lý tưởng để vết mổ lần 1 đã lành hẳn và giảm thiểu nguy cơ cho mẹ khi tử cung và vùng bụng giãn nở lớn trong thời kỳ mang thai lần 2. Bởi trong quá trình mang thai, nếu thai phát triển quá lớn có thể dẫn đến bục hoặc rò rỉ vết mổ gây nguy hiểm cho cả hai.

Nếu các mẹ sinh con lần thứ 2 sớm hơn thời gian 2 năm thì trong thai kỳ cần phải xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để cơ thể không tăng cân quá nhiều và thai nhi phát triển bất thường. Đồng thời, các mẹ cũng nên chú ý việc khám thai định kỳ để phát hiện những bất thường. Bên cạnh đó, có thể mẹ sẽ được chỉ định mổ sớm hơn ngày dự sinh để đảm bảo an toàn, mẹ tròn con vuông trong trường hợp có nguy cơ.

Bau.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Nắm vững quá trình thụ thai để vợ chồng nhanh chóng có tin vui
5 Biểu hiện trứng không được thụ tinh, chị em nên nắm bắt thời gian để chủ động mang thai
Muốn thụ thai nhanh phải làm gì? Cách có bầu tự nhiên sớm hơn mong đợi
8 dấu hiệu thai bám vào tử cung dễ nhận thấy mà phụ nữ nên biết
Khắc phụ những trục trặc hay gặp trước và trong ngày đèn đỏ
Bệnh phụ khoa- Cách phát hiện và phòng tránh
Những điều nhất định phải chuẩn bị trước khi mang thai
Viêm nội mạc tử cung có thể dẫn đến bệnh vô sinh?
Những điều cần biết về bệnh phụ khoa và cách phòng tránh
Những dấu hiệu hết ngày rụng trứng mà chị em phụ nữ cần biết
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email