Công việc của người hộ sinh là một trong những công việc cao cả, họ được biết đến như là những "bà mẹ đỡ đầu" của hầu hết tất cả những em bé sơ sinh và ngày 5/5 chính là ngày tôn vinh những "bà mẹ" tuyệt vời này.
Công việc của người hộ sinh là một trong những công việc cao cả, họ được biết đến như là những "bà mẹ đỡ đầu" của hầu hết tất cả những em bé sơ sinh và ngày 5/5 chính là ngày tôn vinh những "bà mẹ" tuyệt vời này.
Ý nghĩa của ngày Nữ hộ sinh Quốc tế 5/5
Việc các bà mẹ được chăm sóc tốt trong cả quá trình mang thai, sinh con và chăm sóc sau sinh, có thể giúp phòng chống tới 90% tỉ lệ chết mẹ. Trong những năm qua, các chỉ số về sức khỏe bà mẹ - trẻ em của Việt Nam được đánh giá là khá tốt so với nhiều quốc gia có cùng mức thu nhập quốc dân trên đầu người. Các tỷ lệ chết mẹ và tỷ lệ chết trẻ em đều đã giảm nhanh và giảm đáng kể. Tuy nhiên, ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, tỉ lệ tử vong mẹ còn cao gấp 3 - 4 lần so với ở vùng đồng bằng. Chính vì thế vai trò của người hộ sinh là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Ngày 5/5 được xem là ngày Quốc tế Hộ sinh. Vào ngày này, mọi người sẽ nhắc nhớ và tôn vinh những người hộ sinh- mắt xích quan trọng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe nói chung và sức khỏe bà mẹ, trẻ em nói riêng. Đây là sự kiện lớn của ngành Y tế cũng như ngành Hộ sinh nói riêng.
Khẳng định vai trò của nữ hộ sinh, Giám đốc điều hành Quỹ dân số Liên Hợp Quốc cho biết : Bà muốn tôn vinh công việc của người hộ sinh. Họ không chỉ đảm nhận công việc đỡ đẻ và chăm sóc trẻ sơ sinh và còn góp phần quan trọng trong công tác y tế. Người hộ sinh được xem là nguồn lực quan trọng để xây dựng một hệ thống y tế hoàn thiện và chất lượng.
Luôn đồng hành cùng thai phụ
Tìm hiểu về Nữ hộ sinh
Theo Liên đoàn Nữ hộ sinh Quốc tế (International Confederation of Midwives_(ICM)) Nữ hộ sinh là một người đã hoàn thành chương trình đào tạo về hộ sinh và được công nhận tại quốc gia ở nơi đó v, dựa trên các năng lực cần thiết của ICM về thực hành đở đẻ cơ bản và khuôn khổ chuẩn mực toàn cầu của ICM về đào tạo đỡ đẻ; người có trình độ chuyên môn cần thiết để được đăng ký, được cấp giấy phép hành nghề hợp pháp trong thực hành việc đở đẻ và sử dụng chức danh “ Nữ hộ sinh”.
Vai trò của một người hộ sinh là "Chăm sóc có kỹ năng, có hiểu biết và giàu lòng nhân ái đối với phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh và gia đình qua việc chăm sóc liên tục từ trước khi mang thai, khi mang thai, khi sinh đẻ, hậu sản và những tuần lễ đầu của cuộc sống”. Đặc điểm cốt lõi bao gồm việc tối ưu hóa các quá trình sinh học, tâm lý, xã hội và văn hóa bình thường của sức khỏe sinh sản vào những năm đầu đời, kịp thời dự phòng và xử lý các biến chứng, tư vấn và giới thiệu đến các dịch vụ khác, tôn trọng hoàn cảnh cá nhân và quan điểm của phụ nữ, và làm việc trong quan hệ đối tác với phụ nữ nhằm tăng cường khả năng hiểu biết của phụ nữ giúp họ chăm sóc cho bản thân và gia đình của họ".
|