4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm
Ngày cập nhật: 19/04/2024 09:48:54
Cơ thể nữ giới luôn thay đổi, nhưng đôi khi những thay đổi lại là dấu hiệu bệnh ung thư ở phụ nữ.
Dưới đây là 4 loại ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ:
1. Ung thư nội mạc tử cung
Ung thư nội mạc tử cung là loại ung thư phụ khoa thường gặp nhất. Đây là loại ung thư khởi phát ở lớp nội mạc (lớp lót mặt trong) của tử cung. Nguy cơ mắc bệnh tăng theo tuổi. Những yếu tố gây ảnh hưởng tới nồng độ nội tiết tố nữ, ví dụ như uống estrogen mà không có progesterone, hay uống tamoxifen để điều trị ung thư vú, có thể làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung.
Những yếu tố khác như có kinh sớm, mãn kinh muộn, tiền sử vô sinh hay không có con cũng có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung cao hơn ở phụ nữ có tiền sử bản thân hoặc gia đình có mắc ung thư đại trực tràng không polyp di truyền (HNPCC hay hội chứng Lynch) hoặc mắc hội chứng buồng trứng đa nang, béo phì.
Phụ nữ đã mắc ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng trước đó cũng có nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung cao hơn người bình thường. Ngày nay, với nguy cơ thừa cân và béo phì ngày càng tăng, người phụ nữ càng tăng khả năng mắc phải ung thư nội mạc tử cung.
Xuất huyết âm đạo bất thường là triệu chứng sớm và thường gặp của bệnh lý này. Người bệnh có cơ hội điều trị triệt để và giảm thiểu nguy cơ tái phát nếu được phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm.
Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo phụ nữ cần đi khám ngay khi có các triệu chứng như tiết dịch bất thường hoặc ra máu âm đạo (ra máu ngày càng trầm trọng hơn, ra máu giữa chu kỳ kinh hoặc sau mãn kinh). Tất cả phụ nữ nên nói chuyện với bác sĩ về nguy cơ ung thư nội mạc tử cung của mình, và được khám phụ khoa định kỳ.
2. Ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là một trong những ung thư hay gặp ở nữ giới, chiếm khoảng 12% của tất cả các ung thư ở nữ giới và là nguyên nhân gây tử vong thứ hai sau ung thư vú. Tuổi trung bình phụ nữ bị ung thư cổ tử cung từ 48-52 tuổi. Theo ghi nhận ung thư 2020, Việt Nam có hơn 9.000 ca mắc mới và có hơn 3.000 ca tử vong vì căn bệnh này. Phần lớn người bệnh đến khám và điều trị khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Ung thư cổ tử cung diễn ra âm thầm, không có dấu hiệu cụ thể để nhận biết, chỉ đến khi có những triệu chứng trên lâm sàng như ra máu bất thường không liên quan đến kỳ kinh hay sau khi giao hợp, ra khí hư, hôi, đau bụng vùng chậu, tiểu buốt,… xuất hiện thì bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Đối với tầm soát ung thư cổ tử cung thì đặc hiệu hơn chị em phụ nữ nên tầm soát định kỳ bằng tế bào âm đạo cổ tử cung. Ngoài ra, nếu có nghi ngờ chị em phụ nữ có thể làm xét nghiệm định type HPV xem có bị nhiễm các type virus có nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung hay không. Vì theo thống kê thì 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung là do HPV 16, 18.
3. Ung thư vú
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện nay cứ 8 người phụ nữ thì phát hiện 1 người mắc bệnh ung thư vú.
Ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ, đặc biệt ở các nước phát triển. Ung thư vú nếu được phát hiện và điều trị sớm thì tỷ lệ sống sót là 90% và chất lượng sống của bệnh nhân được tăng lên rõ rệt. Nếu chưa di căn ra mô xung quanh và hạch bạch huyết tỷ lệ sống sót là 100%.
Những phụ nữ có một trong số nguy cơ tiềm ẩn như: tiền sử gia đình có chị, em gái, mẹ bị ung thư, người thừa cân, béo phì, hút thuốc lá,… cần đi khám, kiểm tra sàng lọc định kỳ.
Triệu chứng của bệnh ung thư vú là cảm thấy đau tức ngực thường xuyên, ngực có thể sưng to, cứng, hình dạng biến đổi. Ở giai đoạn đầu, ngực bạn có thể xuất hiện những khối u mà khi sờ nắn có thể cảm nhận được phần dưới nách hay gần ngực sẽ có hạch; núm vú chảy dịch hoặc máu… khi có những dấu hiệu này cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa.
4. Ung thư buồng trứng
Nếu trong gia đình có thành viên bị ung thư buồng trứng hoặc ung thư vú, bạn nên đi kiểm tra thường xuyên để có thể phòng ngừa bệnh.
Ung thư buồng trứng là một trong những bệnh ung thư sinh dục thường gặp nhất ở nữ giới, chỉ đứng sau ung thư cổ tử cung. Căn bệnh này diễn tiến âm thầm, lặng lẽ, triệu chứng không rõ rệt và thường bị chị em phụ nữ bỏ qua.
Theo thống kê của Globocan, năm 2020 trên thế giới có thêm 313.959 ca mắc mới và 207.252 trường hợp tử vong vì ung thư buồng trứng. Tại Việt Nam, con số này là 1.404 ca mắc mới và 923 trường hợp tử vong vì ung thư. Hầu hết các trường hợp xuất hiện ở độ tuổi mãn kinh, nhưng bệnh cũng có thể xảy ra ở độ tuổi trẻ hơn.
Đây là tình trạng hình thành các khối u ác tính ở một hoặc cả hai buồng trứng do sự phát triển bất thường của các tế bào bên trong. Nếu không điều trị kịp thời, tế bào ung thư sẽ xâm lấn các mô và cơ quan xung quanh, làm mất chức năng sản xuất nội tiết tố, sản xuất tế bào trứng, mang thai của buồng trứng. Ở giai đoạn nặng, tế bào ung thư di căn qua đường máu hoặc đường bạch huyết tới nhiều cơ quan khác của cơ thể và hình thành khối u mới.
Ung thư buồng trứng giai đoạn đầu thường diễn tiến âm thầm, không có triệu chứng hoặc các triệu chứng mờ hồ, dễ nhầm với các bệnh lý khác. Các triệu chứng ban đầu thường gặp là: khó tiêu, thường xuyên đầy hơi, mệt mỏi, chán ăn, đi tiểu nhiều hơn.
Ngoài ra, ung thư buồng trứng có thể gây ra các triệu chứng khác như: Cảm giác khó chịu, ậm ạch vùng bụng dưới; Đau bụng; Chướng bụng; Kinh nguyệt không đều; Chảy máu âm đạo; Đau khi giao hợp… Các triệu chứng thường trở nên nghiêm trọng hơn khi khối u phát triển. Thường thì lúc này, khối u đã lan ra bên ngoài buồng trứng, khó điều trị và hiệu quả điều trị kém hơn. Vì vậy, việc khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm là vô cùng quan trọng.
Một số phương pháp thường dùng để chẩn đoán ung thư buồng trứng là: