Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
Nên xét nghiệm máu khi mang thai trong những trường hợp nào?
Ngày cập nhật:  28/10/2023 08:05:49
Xét nghiệm máu khi mang thai giúp các bác sĩ nắm rõ các thông tin về sức khỏe của mẹ bầu để kịp thời ngăn chặn những nguy cơ bất thường.

 

Xét nghiệm máu khi mang thai có tác dụng gì?
xet nghiem mau khi mang thai


Xét nghiệm máu là một việc rất quan trọng trong thai kỳ. Thông qua kết quả xét nghiệm có thể giúp các bác sĩ chuyên khoa đánh giá tình trạng sức khỏe mẹ bầu và quá trình phát triển của thai nhi.
 

Ngoài ra, kết quả xét nghiệm còn giúp các bác sĩ sản khoa dự đoán về những nguy cơ bất ngờ có thể xảy ra khi mang thai. Qua đó, mẹ bầu có thể chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình vượt cạn diễn ra một cách suôn sẻ và an toàn. Đồng thời, phát hiện sớm các nguy cơ bất thường cũng sẽ giúp bà bầu chủ động hơn trong việc đưa ra cách xử trí phù hợp và kịp thời. Như vậy có thể hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra những điều rủi ro không mong muốn đối với sức khỏe mẹ bầu.
 

Xét nghiệm máu khi mang thai nên thực hiện trong giai đoạn nào?xet nghiem mau khi mang thai


Trên thực tế, không có một yêu cầu bắt buộc nào về thời gian thai phụ cần thực hiện các xét nghiệm máu. Nhưng đây vẫn là một việc làm cần thiết đối với phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong tam cá nguyệt đầu tiên. Nếu chưa kịp làm xét nghiệm trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp.
 

Bên cạnh đó, khi mẹ bầu đăng kí sinh, một số bệnh viện sẽ yêu cầu thử máu. Nguyên do là để kiểm tra các chỉ số nhóm máu và một số bệnh về máu hay sự đông máu của thai phụ để có thể đưa ra những phương án chuẩn bị tốt nhất cho quá trình sinh nở sau này.
 

Xét nghiệm máu cho thai phụ bao gồm những gì?xet nghiem mau khi mang thai


Những chỉ số xét nghiệm máu cần thiết khi mang thai:
 

  • Nhóm máu: để có thể kịp thời xử trí trong trường hợp cần truyền máu khẩn cấp như bị mất máu quá nhiều khi mang thai hoặc trong quá trình sinh nở.
     
  • Yếu tố Rh: giúp các bác sĩ nhận định bà bầu mang nhóm máu Rh+ hay Rh- để có hướng can thiệp giảm thiểu yếu tố rủi ro cho trẻ nếu chỉ số này bất thường.
     
  • Kiểm soát tình trạng thiếu máu và kịp thời can thiệp nếu cần.
     
  • Hàm lượng sắt trong máu: sớm phát hiện các nguy cơ thiếu máu vì thiếu sắt để kịp thời bổ sung hàm lượng sắt cần thiết cho cơ thể bà bầu.
     

Một số loại bệnh có thể phá hiện thông qua các xét nghiệm máu:
 

  • HIV: nếu phát hiện người mẹ mang virus HIV thì bác sĩ có thể kịp thời can thiệp và giúp hạn chế nguy cơ truyền bệnh cho trẻ.
     
  • Viêm gan siêu vi B: để xác định bà bầu có mang virus viêm gan siêu vi B hay không. Nếu có thì trẻ sẽ được tiêm chủng ngay sau khi cho đời để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh.
     
  • Bệnh tiểu đường: thai phụ có nguy cơ tiểu đường thai kỳ cần làm xét nghiệm dung nạp glucose vào thời điểm giữa tuần 24 và tuần 28 của thai kỳ. Khi đó, các bác sẽ có hướng can thiệp phù hợp để tránh gây nguy hiểm cho mẹ và bé nếu mẹ mắc bệnh.
     
  • Nguy cơ bị Down: bà bầu sẽ làm xét nghiệm máu vào thời điểm giữa tuần 10 và tuần 18 của thai kỳ để xác định nguy cơ bị bệnh Down của trẻ. Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng có thể phát hiện bệnh thông qua siêu âm đo độ mờ da gáy.
     
  • Vấn đề khác: Phát hiện bệnh Rubella, giang mai, tế bào hình liềm,… ở thai phụ để các bác sĩ có hướng can thiệp phù hợp trước khi sinh, tránh lây bệnh cho em bé.

 

Bau.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Giải đáp những thắc mắc về ung thư cổ tử cung khi mang thai
Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng?
U nang buồng trứng xoắn có nguy hiểm không? Cách phát hiện sớm
Những điều cần biết về xét nghiệm HIV trong thai kỳ
Các tai biến sản khoa thường gặp khi sinh nở
Mẹ bầu nên biết 6 yếu tố gây dị tật bẩm sinh và cách hạn chế nguy cơ
Phụ nữ dậy thì sớm và mãn kinh muộn có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn người khác
Ứ mật thai kỳ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của mẹ và bé?
U nang buồng trứng có thể trở thành ung thư?
Mẹ bầu đau bụng trên có nguy hiểm không? Trường hợp nào nên nhập viện?
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email