Nhiễm trùng nước ối là một trong số những bệnh viêm nhiễm nghiêm trọng khi mang thai. Bệnh lý này mẹ bầu sẽ dễ gặp phải vào giai đoạn đầu thai kỳ.
Nhiễm trùng nước ối làm tăng nguy cơ biến chứng sản khoa ở thai nhi và trẻ sơ sinh. Do đó, cần phát hiện và điều trị kịp thời tránh nguy hiểm đến cả mẹ và bé.
Nhiễm trùng nước ối là gì?
Nước ối là môi trường trong suốt và vô khuẩn. Nhưng do các vi khuẩn như ecoli, liên cầu nhóm B xâm nhập vào buồng ối thông qua đường âm đạo gây nên tình trạng nhiễm khuẩn của màng ối và dịch ối bao quanh. Tình trạng nhiễm khuẩn này được gọi là nhiễm trùng ối.
Khi bị nhiễm trùng thì nước ối của người mẹ sẽ chuyển sang màu xanh đục và có lẫn mủ, mùi hôi. Nhiễm trùng ối sẽ khiến màng ối vỡ ra bất kỳ lúc nào trước 37 tuần thai kỳ. Tình trạng vỡ ối sớm như vậy được gọi là vỡ ối non. Nếu em bé sinh ra trong tình trạng vỡ ối non sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra, vỡ ối non cũng khiến sứ khỏe người mẹ bị ảnh hưởng.
Vai trò của nước ối đối với thai nhi
Nước ối là một chất dịch loãng màu vàng nhạt bao xung quanh thai nhi. Nó là một yếu tố quan trọng giúp thai phát triển an toàn trong bụng mẹ vào suốt thai kỳ. Nước ối giúp thai nhi có thể cử động tự do trong bụng mẹ. Và nó còn cho phép thai nhi phát triển toàn diện theo chuẩn cơ thể con người.
Trong nước ối, thai nhi sẽ tránh được sự xâm nhập của vi trùng từ bên ngoài. Nước ối có chức năng tái tạo năng lượng, cung cấp dưỡng chất cho thai nhi. Ngoài ra, nó còn giúp thai nhi tránh được sự chèn ép quá mức do co cơ tử cung làm ảnh hưởng đến việc cung cấp máu nuôi bào thai qua mạch máu rốn. Nước ối sẽ bảo vệ thai nhi khỏi những va chạm, sang chấn từ bên ngoài.
Nhiệt độ ổn định của thai sẽ được duy trì ổn định nhờ có nước ối, em bé có thể bơi tự do trong túi ối đó và điều này giúp xương của trẻ cứng cáp hơn. Nếu màng ối vỡ, nước ối sẽ bị chay ra ngoài làm thai nhi không còn được bảo vệ và nuôi dưỡng.
Nguyên nhân của nhiễm trùng nước ối
Nhiễm trùng ối có thể xuất phát trừ trước khi mang thai hoặc trong khi mang thai.
- Trước khi mang thai: quan hệ không an toàn khiến các vi khuẩn phổ biến như ecoli, liên cầu khuẩn nhóm B xâm nhập. Từ đó, khiến chị em bị viêm nhiễm âm đạo, bám dính sâu bên trong và tồn tại lau dài.
- Trong khi mang thai: do không may bị vỡ ối nhưng không nhập viện điều trị kịp thời làm vi trùng từ âm đạo xâm nhập vào buồng ối khiến nhiễm trùng ối.
Dấu hiệu nhận biết mẹ bầu bị nhiễm trùng ối
Hãy chú ý các dấu hiệu sau đây để biết bạn có đang gặp phải dấu hiệu nhiễm trùng ối hay không.
- Nước ối rỉ ra từ âm đạo có màu xanh đục lẫn cả mủ và mang mùi hôi.
- Một số triệu chứng dễ nhận thấy như: Sốt cao kèm theo là tử cung đau và mềm; nhịp tim của mẹ và thai nhi đập nhiều hơn thường ngày; khi quan sát âm đạo thấy hiện tượng dịch ối bị rỉ và có mùi hôi rất khó chịu kèm theo mủ, dịch tiết âm đạo cũng có mùi rất khó chịu…
LƯU Ý: Nếu mẹ bầu không chắ là nước ối hay nước tiểu thì có thể dùng quỳ tím kiểm tra. Trước tiên nhúng quỳ tím vào vết nước rồi đợi khô. Nếu giấy quỳ chuyển sang màu xanh sẫm thì đó là nước ối. Còn nếu là nước tiểu thì quỳ tím sẽ không chuyển màu.
Người có nguy cơ cao bị nhiễm trùng ối là?
- Lần mang thai trước mẹ bầu có tiền sử nhiễm trùng.
- Người bị viêm nhiễm âm đạo trước khi mang thai nhưng không điều trị triệt để.
- Người bị vỡ ối non, vỡ ối sớm và thời gian chuyển dạ kéo dài.
Điều trị cho thai phụ bị nhiễm trùng ối
Cần tuân thủ những quy tắc sau để điều trị nhiễm trùng ối an toàn, hiệu quả.
- Phụ nữ mang thai cần khám chuyên khoa sớm. Trong trường hợp thấy dấu hiệu nghi ngờ nhiễm trùng ối cần đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.
- Có thể dùng phương pháp đặt thuốc, sử dụng dung dịch vệ sinh theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về điều trị.
- Nhiễm trùng nước ối quá nặng thì mẹ bầu phải chấm dứt thai kỳ. Lúc đó bác sĩ sẽ chỉ định cho thai phụ sinh em bé ngay.
Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu nên thăm khám thường xuyên để phát hiện được những bất thường và điều trị kịp thời. Tránh những ảnh hưởng không đáng có đối với cả mẹ và thai nhi.
|